31 thg 7, 2014

CHƯƠNG TRÌNH ĐỐT LỬA TRẠI

CHƯƠNG TRÌNH ĐỐT LỬA TRẠI
Giá: 1.150.000 VND
Thời gian: 2 Ngày 1 Đêm
Vận chuyển: Xe chất lượng cao
Khách sạn: 2 sao-Lều Trại
Lịch trình:
  Thông tin chi tiết
Lửa trại là hình thức sinh hoạt tập thể giúp gắn kết các thành viên với nhau. Những hình thức lửa trại truyền thống đã in sâu vào tâm trí mỗi người chúng ta. Hãy dành thời gian sáng tạo để gợi mở những cảm hứng mới cho thành viên tham dự. Dưới đây, Tùng chia sẻ với các bạn một ý tưởng kịch bản lửa trại hấp dẫn. Với bối cảnh và lời thoại của chương trình , hi vọng mang lại cho các bạn những giây phút từng bừng trong đêm lửa trại.
Buổi lễ đốt lửa trại bắt đầu
- Mời Dự Lửa: Quản Trò gọi thật to tên từng Đội một và các vị khách mời dự lửa.
1. Khai Lửa:
- Vị chủ sự(TGĐ hoặc ai đó)  sẽ đón lấy ngọn đuốc trên tay Quản Trò, phát biểu một vài lời trước toàn thể nhân viên trong công ty .Và ngay sau đó, vị chủ sự long trọng châm đuốc vào đống củi cho ngọn Lửa bừng lên. Đêm Lửa Trại chính thức được khai mạc...
- Cũng có thể thiết kế một hệ thống quả cầu Lửa chạy theo dây thép bắn xuống thẳng đống củi làm cho Lửa bùng lên.
- Người Quản Trò tổ chức cho tất cả cùng Nhảy Lửa. hát vang bài hát Nối Vòng tay lớn.

2. Văn Nghệ Lửa Trại và Trò Chơi:
Các tiết mục văn nghệ và trò chơi sẽ tổ chức đan xen nhau:
- Người Quản Ca hoặc Quản Trò đảm nhận làm Người Dẫn Chương Trình Văn nghệ trong Đêm Lửa Trại khởi xướng các bài hát như: Trái đất này là của chúng mình, Mùa hè xanh, bay trong đêm pháo hoa…..
- Quản Trò sẽ tổ chức một số trò chơi cho các đội để nâng cao tinh thần đồng đội như: 2.1 Thổi tắt ngọn đèn
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.
Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.
Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
2.2 Tiếng nói tri âm
Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an…
Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật… Khán giả quan sát và cho điểm.
2.3 Cử chỉ điệu bộ
Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh…
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
3. Câu Chuyện Tàn Lửa:
Đây là một câu chuyện chiều sâu, một bài giáo huấn thấm thía, một lời dặn dò ân cần và gần gũi.:
“Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc phải chia tay. Ngọn Lửa của chúng ta đã từng bừng sáng reo vui, nhưng giờ đây chỉ còn đó than hồng rực nóng. Khoa học đã chứng minh rằng: than hồng âm ỉ thì có sức nóng hơn củi đang cháy nhiều lắm. Ước gì, mỗi người trong chúng ta, lát nữa đây chia tay ra về, cũng hãy giữ lấy trong tâm hồn mình chút than hồng của sức sống nhiệt thành. Đó sẽ là niềm vui bên nhau đêm nay, đó cũng sẽ là hành trang lý tưởng phục vụ cho ngày mai...”
4.Chia Tay:
Mọi người nắm lấy tay nhau thành một hoặc nhiều vòng tròn đồng tâm. Quản ca bắt lên một trong các bài ca chia tay, Họp mặt chia tay, hoặc Nối Lửa cho đời.
Kết thúc chương trình

Không có nhận xét nào: